Bài Cúng Thỉnh Phật Tại Gia Chuẩn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam

Thỉnh Phật tại gia hay An Vị Phật tại nhà là nghi thức mang tượng Phật về thờ tại nhà của các Phật tử. Đây là một nghi lễ quan trọng trong việc thờ cúng Phật tại gia đình, thể hiện lòng thành kính và mong muốn được Đức Phật gia hộ. Văn khấn hay bài cúng thỉnh Phật tại gia chuẩn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam là các bài khấn có nguồn gốc từ các phong tục, tín ngưỡng dân gian lâu đời, được truyền lại từ nhiều thế hệ, văn khấn sẽ được đọc khi tiến hành cúng xin thỉnh Phật tại gia. Cùng Phổ Nghi Hương tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bài Cúng Thỉnh Phật Tại Gia Chuẩn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.

Tín chủ con là: ………………

Ngụ tại: ………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể

đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đức Đại sĩ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả

gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến

ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh

thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

(Nguồn: Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam)

2. Đọc Văn Khấn Thỉnh Phật tại gia cần lưu ý gì?

Dưới đây là 4 điều gia chủ cần lưu ý khi đọc văn khấn thỉnh Phật tại gia:

  • Khi đọc văn khấn cần đọc to, rõ ràng, chậm rãi và thành phẩm. Tập trung tâm ý, không suy nghĩ việc khác.
  • Đọc đúng nguyên văn mẫu văn khấn, đọc chính xác tên các vị Phật, Bồ Tát được thỉnh về thờ , không thêm bớt tùy tiện
  • Không được đọc văn khấn qua loa, đọc cho có.
  • Tuân thủ các bước trong nghi thức thỉnh Phật như thắp hương, dâng hoa quả, đọc văn khấn
Bai Cung Thinh Phat Tai Gia
Khi đọc bài văn khấn thỉnh Phật tại gia cần đọc rõ ràng, thành tâm

3. Cách Cúng Thỉnh Phật Tại Gia Đúng Pháp

Gửi tượng Phật tại chùa 

Phật tử sau khi mua tượng không nên thờ ngay tại nhà. Thay vào đó, cần mang tượng gửi vào chùa để các thầy làm phép, tụng kinh, khai quang điểm nhãn. Trong thời gian này, gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ Phật sẵn sàng để thỉnh tượng Phật về nhà một cách chu đáo nhất.

Chuẩn bị bàn thờ Phật tại nhà

Gia chủ nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí trang nghiêm và cao nhất trong nhà. Trước khi thỉnh Phật về, việc chuẩn bị và chăm sóc bàn thờ là rất quan trọng. Bàn thờ cần có đủ đèn, hương nhang, hoa tươi, chén nước,… và phải giữ sạch sẽ hàng ngày. Duy trì không gian thờ tươi mới và tinh thần thanh tịnh thông qua việc ăn chay và giữ gìn Ngũ giới.

Van Khan Thinh Phat Tai Nha
Gia chủ nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí trang nghiêm

Thỉnh Phật về thờ tại gia

Sau khi chuẩn bị bàn thờ Phật và hoàn tất thời gian gửi tượng ở chùa, gia chủ chọn ngày tốt để làm lễ an vị Phật tại gia. Khi rước tượng, cần mang thẳng về nhà và đặt ngay lên bàn thờ đã chuẩn bị

4. Cúng thỉnh Phật tại Gia cần lưu ý gì?

Dưới đây là 5 lưu ý khi cúng thỉnh Phật tại Gia chuẩn Pháp, tránh phạm phong thuỷ:

  • Gia chủ có thể chọn một bức tượng Phật hoặc treo ảnh Phật, và không cần quá phức tạp, chỉ cần đơn giản nhưng trang nghiêm.
  • Khi đã thực hiện bài cúng thỉnh Phật về thờ tại nhà, gia chủ cần giữ gìn bàn thờ sạch sẽ và tôn nghiêm.
  • Gia chủ nên cúng hoa quả, thắp hương hàng ngày, đặc biệt vào đầu tháng và ngày rằm.
  • Thắp hương đều đặn để giữ ấm cho không gian thờ.
  • Tượng Phật không cần lau hàng ngày, chỉ tắm tượng khi có bụi.
  • Gia chủ cần ăn mặc kín đáo khi thắp hương.
  • Giữ gìn Ngũ giới, thân – khẩu – ý trong sạch, và nên ăn chay vào ngày rằm hoặc ngày vía Phật.

5. Một số câu hỏi thường gặp khác

Phật Tử có được tự làm lễ An vị Phật?

Có thể, Lễ An vị Phật, An vị Bát Hương không phải chỉ dành riêng cho Chư Tăng mà Phật Tử hoàn toàn có thể thực hiện được, chỉ cần thực hiện theo nghi pháp mà các thầy hướng dẫn là được.

Thờ Phật trong nhà có phải khai quang điểm nhãn không?

Theo thầy Thích Pháp Hòa cho biết việc thờ Phật trong nhà không nhất thiết phải làm lễ Khai Quang Điểm Nhãn. Quan trọng không phải là khai quang tượng Phật, mà là “khai quang” cho người thờ Phật, tức là người thờ phải hiểu ý nghĩa việc thờ Phật. Nếu người thờ không hiểu thờ Phật để làm gì, thì việc thờ sẽ trở nên mê tín.

Bài cúng theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian, mang ý nghĩa cầu mong Phật gia hộ cho gia đình sức khỏe, bình an, và thành công. Trong quá trình thực hiện, gia chủ cần giữ bàn thờ Phật sạch sẽ, thắp hương và dâng hoa quả thường xuyên, đặc biệt vào các ngày rằm và đầu tháng. Không cần lau tượng Phật hàng ngày mà chỉ tắm tượng khi cần thiết. Quan trọng là giữ gìn thân – khẩu – ý trong sạch, nên ăn chay vào các ngày lễ Phật. Phật tử có thể tự thực hiện lễ An vị Phật mà không cần khai quang điểm nhãn, miễn là hiểu rõ ý nghĩa của việc thờ cúng để tránh mê tín.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục