Nên hóa chân nhang vào ngày nào tốt nhất cho gia chủ?

Hóa chân nhang là một trong những việc cần làm vào dịp cuối năm. Hoặc khi lư hương bị đầy chân nhang. Hay có thể hóa chân nhang liên tục để bàn thờ luôn sạch sẽ tuỳ theo quan điểm của mỗi người. Vậy nên hóa chân nhang vào ngày nào? Để giải đáp thắc mắc xoay quanh những vấn đề, quan niệm này. Trong bài viết dưới đây, Phổ Nghi Hương sẽ chia sẻ chi tiết lý do cần hóa chân nhang, thời điểm, cách hóa chân nhang.

hóa chân nhang vào ngày nào là tốt
Nên hóa chân nhang vào ngày nào để đem lại vận khí may mắn cho gia chủ?

1. Tại sao cần phải hóa chân nhang?

Bát hương là vật phẩm dùng để cắm hương thờ cúng thần linh, ông bà tổ tiên,… Việc thắp hương không chỉ là cách để người dương kết nối với thế giới tâm linh, mà còn là để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn với bề trên. Hàng năm khi đến dịp Tết, những ngày lễ, giỗ chạp đều sửa soạn lễ cúng đồng thời tiến hành việc lau dọn bàn thờ tổ tiên và hóa chân nhang để giúp bát hương gọn gàng, không bị đầy, hạn chế nguy cơ cháy nổ khi tàn hương đầy rơi xuống làm cháy bát hương hoặc các đồ vật xung quanh. Việc này giúp không gian thờ cúng được sạch sẽ, thể hiện sự thanh tịnh, trang nghiêm.

Nên Rút Chân Nhang Vào Ngày Nào
Nên Rút Chân Nhang Vào Ngày Nào

2. Hóa chân nhang vào ngày nào?

Thực tế, ngày nào bạn cũng có thể tiến hành hóa chân nhang. Đối với những nơi như đền, chùa, hoặc nhà thờ, việc đốt hương diễn ra rất thường xuyên và với số lượng lớn. Các nhà chùa hóa chân nhang mỗi ngày để không gây quá tải và tránh tình trạng ngột ngạt do khói hương.

Còn đối với các hộ gia đình, việc hóa chân nhang diễn ra vào ngày lễ, ngày rằm, mùng 1, nếu gia đình không thắp nhang nhiều thì có thể cân nhắc hóa chân nhang mỗi năm một lần. Theo quan niệm dân gian, việc hóa chân nhang thường được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp hằng năm, tức ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên hiện nay, nhiều hộ gia đình sẽ hóa chân nhang khi dọn dẹp bàn thờ. Để giữ cho gian thờ luôn sạch sẽ đồng thời hạn chế gây hoả hoạn. Vậy nên việc hóa chân nhang có thể không quan trọng việc chọn ngày mà chỉ đơn thuần như việc dọn dẹp hàng ngày trong đời sống sinh hoạt.

rút chân nhang vào ngày nào là tốt
Hóa chân nhang ngày nào trong năm

3. Hóa chân nhang như thế nào?

Hóa chân nhang thường được thực hiện theo các bước sau để đảm bảo sự tôn nghiêm, cung kính của gia chủ với đấng bề trên:

  • Bước 1: Xin phép tổ tiên hoặc thần linh được hóa chân nhang
  • Bước 2: Đọc văn khấn hóa chân nhang
  • Bước 3: Tiến hành lau dọn bàn thờ
  • Bước 4: Tiến hành tỉa chân nhang
  • Bước 5: Xử lý phần tro.
  • Bước 6: Thắp hương sau khi đã hoàn thành
rút tỉa chân nhang vào ngày nào
Các bước hóa chân nhang

4. Những lưu ý khi hóa chân nhang

Có nhiều quan niệm cho rằng hóa chân nhang là nghi thức linh thiêng và cần được thực hiện chỉn chu, cẩn thận để hạn chế các sai sót, vận hạn không hay xảy ra. Trên thực tế, gian thờ cúng là khu vực tôn nghiêm và linh thiêng trong mỗi gia đình. Vậy nên khi hóa chân nhang bàn thờ, cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn cần rửa sạch tay trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ và hóa chân nhang.
  • Nên lau sạch bài vị trước, sau đó đến bát nhang và cuối cùng là các đồ thờ khác.
  • Sử dụng khăn, chổi mới hoặc những đồ vật chuyên dùng cho bàn thờ để lau dọn. Không nên sử dụng các vật dụng lau dọn nhà hằng ngày để vệ sinh bàn thờ.
  • Sử dụng nước tinh khiết, nước ấm hoặc các loại nước rượu gừng, nước ngũ vị được đun nấu cẩn thận để lau chùi.
  • Không nên đổ hết phần tro. Việc thay tro là không bắt buộc, có thể thay hoặc không. Nếu tro còn đẹp thì không cần phải thay.
  • Cẩn thận không để làm vỡ đồ thờ cúng.
  • Nên sử dụng tro sạch, loại bỏ các tạp chất để đảm bảo tính nghiêm trang và thanh tịnh.
  • Đồ thờ cúng bằng đồng thì không nên rửa bằng rượu, cồn hay hoá chất để tránh bị oxy hoá.
nên rút tỉa chân nhang ngày nào
Những lưu ý quan trọng khi hóa chân nhang để mang lại bình an, may mắn

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Ngày thường có được rút chân nhang không?

Bất cứ ngày nào gia chủ cũng có thể tiến hành rút chân nhang. Tuy nhiên để cẩn thận hơn, gia chủ có thể chọn những ngày đẹp để thực hiện. Nhiều nhà thắp nhang hàng ngày nên bát hương nhanh đầy, việc rút chân nhang giúp giữ mĩ quan của bát hương, đảm bảo bàn thờ luôn được sạch sẽ, gọn gàng, nghiêm trang. Mặt khác việc dọn chân nhang cũng giúp hạn chế hỏa hoạn khi thắp nhang trong nhà.

5.2 Tỉa chân nhang để lại bao nhiêu cây?

Khi tỉa chân nhang, bạn có thể không rút hết mà để lại số chân cây lẻ như 3, 5, 7, 9 và lựa những chân đẹp nhất để lại theo những quan niệm xưa của tổ tiên, gia đình. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).

5.3 Có nên đốt chân nhang không?

Nên đốt chân nhang sau khi tỉa xong. Các chân nhang cũ cần được thu gom đốt hoặc chôn cất, không để lại lung tung lộn xộn.

5.4 Nên tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo?

Việc tỉa chân nhang không được quy định bắt buộc phải thực hiện vào thời điểm trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, người dân thường tỉa chân nhang sau khi cúng để tránh “phạm” tới các ông cũng như chuẩn bị một chỗ mới tươm tất, sạch sẽ và chu đáo để đón ông Táo trở về từ thiên đình.

Trên đây, Phổ Nghi Hương đã cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc nên hóa chân nhang vào ngày nào và những lưu ý khi thực hiện. Để chuẩn bị một không gian ấm cúng, linh thiêng quý khách hàng hãy chú trọng nghi thức này cũng như chuẩn bị cho bàn thờ gia tiên những bó hương chất lượng, giá trị và tinh tế nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn, hỗ trợ tận tình về các sản phẩm hương chất lượng nhất nhé!

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục