Nên cúng hoa gì? Không nên cúng hoa gì? Lưu ý khi chọn hoa cúng

Hoa cúng, hay hoa thắp hương, là những loại hoa thường được dâng lên bàn thờ trong các dịp lễ, Tết, ngày rằm, mùng một, hoặc các nghi lễ tâm linh ở Việt Nam. Việc dâng hoa thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh, và các bậc bề trên.

Theo quan niệm dân gian, bên cạnh hương nhang, một số loại hoa mang ý nghĩa tốt đẹp và cầu mong tài lộc như hoa cúc, hoa sen, hoa huệ, hoa đồng tiền, và hoa lay ơn. Ngược lại, các loài hoa không nên cúng vì liên quan đến tang tóc và chia ly như hoa ly, hoa cúc vạn thọ, và hoa phăng.

Trong bài viết này, Phổ Nghi Hương sẽ giải đáp câu hỏi: “Nên và không nên cúng hoa gì trên bàn thờ?” Cùng tìm hiểu về số hoa nên cúng (chẵn hay lẻ), cách xếp hoa trên bàn thờ, và những lưu ý quan trọng khi chọn hoa để dâng lên bàn thờ Phật, Gia tiên, và Thần Tài.

1. Loại hoa nên cúng trên bàn thờ?

Hoa Cúng
Những loại hoa nên cúng trên bàn thờ

Những loại hoa nên cúng trên bàn thờ thường có những ý nghĩa tích cực, trang nhã, hoặc mang ý nghĩa cầu mong một điều gì đó và phù hợp với không gian thờ cúng. Một số loại hoa phổ biến bao gồm:

1.1 Hoa Cúc

Hoa cúc là loại hoa thường được dùng để cúng trên bàn thờ vì nó tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu và mang đến năng lượng tích cực. Theo phong thuỷ, hoa cúc màu vàng gắn liền với hành kim, biểu tượng của tài lộc và may mắn, giúp gia tăng phúc khí và đảm bảo cuộc sống sung túc.

Hoa cúc vàng, trắng, và tím đều có thể dâng cúng. Tuy nhiên, không nên dùng hoa cúc trắng trong dịp Tết vì nó thường gắn liền với tang lễ. Hoa cúc tươi lâu, thường giữ được từ 7-10 ngày nếu cắm đúng cách, là lựa chọn phù hợp cho những gia chủ muốn chưng hoa lâu trên bàn thờ.

1.2 Hoa Hồng

Hoa hồng mang ý nghĩa may mắn, tình yêu hạnh phúc và sự cát tường. Với mùi hương nhẹ nhàng, hoa hồng thường được chọn để cắm trên bàn thờ vào các dịp lễ Tết, ngày rằm, và mùng 1. Hoa hồng đỏ phù hợp để dâng cúng trong các nghi lễ, bao gồm thờ Phật, Gia Tiên và Thần Tài. Màu đỏ và trắng của hoa hồng phổ biến hơn vì tượng trưng cho sự thanh khiết và may mắn..

1.3 Hoa Sen

Trong Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh, thuần khiết và giác ngộ. Việc cắm hoa sen trên bàn thờ Phật thể hiện lòng thành kính và khát vọng hướng đến giác ngộ như Đức Phật. Hoa sen cũng đại diện cho ý chí và nghị lực kiên cường.

Hoa sen hồng và trắng đều phù hợp để dâng cúng, nhưng sen trắng thường được dùng phổ biến hơn khi cúng Phật do tính chất thanh khiết của nó.

1.4 Hoa Lay Ơn

Hoa lay ơn, còn gọi là “kiếm lan,” có hình dáng thẳng đứng giống thanh kiếm, và hoa giống hoa lan. Loài hoa này tượng trưng cho tình cảm ấm áp và sự chung thủy. Với độ tươi lâu từ 10-14 ngày, hoa lay ơn được nhiều gia chủ chọn để thắp hương, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng và thanh tịnh.

1.5 Hoa Đồng Tiền

Hoa đồng tiền mang ý nghĩa tài lộc, thịnh vượng, và may mắn. Loài hoa này có nhiều màu sắc như đỏ, vàng, hồng, cam, và đều phù hợp để thờ cúng. Mỗi màu sắc mang một ý nghĩa riêng: hoa đồng tiền đỏ biểu tượng cho may mắn và năng lượng, trong khi hoa vàng đại diện cho thịnh vượng và tài lộc.

1.6 Hoa Huệ

Hoa huệ tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao, và giàu sang. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa huệ thường được chọn để dâng cúng trên bàn thờ Phật, Gia Tiên, và Thần Tài, thể hiện sự trang nhã và tôn kính.

1.7 Hoa Hướng Dương

Hoa hướng dương biểu tượng cho sự kiên định, lạc quan và thu hút tài lộc, sức khỏe, và thịnh vượng. Loài hoa này luôn hướng về phía mặt trời, đại diện cho sự vươn lên, hy vọng, và năng lượng tích cực, nên rất phù hợp để dâng cúng trên bàn thờ Phật, Gia Tiên, và Thần Tài.

1.8 Hoa tulip

Đây là hoa cũng có nhiều màu sắc khác nhau và thường được cắm để dâng lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật vào những dịp Tết. Hoa này mang một ý nghĩa thể hiện cho sự may mắn, niềm vui hạnh phúc tràn đầy của các thành viên trong gia đình. Hoa Thanh Liễu có vẻ đẹp nhẹ nhàng, phù hợp với không gian trang nghiêm, thanh tịnh, lại vừa mang lại ý nghĩa của sự sung túc và đủ đầy cho gia đình.

1.9 Hoa Thanh Liễu

Hoa thanh liễu là lựa chọn tuyệt vời cho việc thắp hương, tương tự các loại hoa truyền thống. Gia đình thường sử dụng hoa thanh liễu để dâng cúng vào ngày thường và các dịp lễ, Tết nhờ vào ý nghĩa tâm linh và tính thẩm mỹ đặc biệt. Loài hoa này mang lại tài lộc và may mắn, nên được nhiều gia đình ưu tiên trang trí ban thờ. Hoa thanh liễu có thể giữ vẻ đẹp tự nhiên từ 2 đến 3 tuần trước khi bắt đầu héo, rất phù hợp để dâng cúng trong các dịp Tết.

2. Tổng hợp 9 Loại hoa không nên cúng trên bàn thờ

Hoa Thắp Hương
Những loại hoa không nên cúng trên bàn thờ

Loại hoa không nên dùng trong thờ cúng là những loài hoa mang ý nghĩa không may mắn theo quan niệm dân gian hoặc tôn giáo, gây ảnh hưởng đến sự trang nghiêm và tôn kính trong không gian thờ cúng, hoặc có hình dạng hoặc mùi hương không phù hợp.

Dưới đây là 9 loại hoa không nên cúng trên bàn thờ theo quan niệm dân gian gắn liền với sự chia ly, tang tóc, và cái chết theo thứ tự giảm dần:

2.1 Hoa Đại (Sứ, Chăm Pa)

Hoa đại (hay còn gọi là hoa sứ, hoa chăm pa) có mùi hương dịu nhẹ và vẻ đẹp thanh tao nhưng cũng không thường được sử dụng để dâng cúng lên bàn thờ. Mặc dù hoa đại có vẻ đẹp thanh tao và mùi hương dịu nhẹ, nó thường gắn liền với các khu vực nghĩa trang, nơi tâm linh của người đã khuất. Vì vậy, hoa đại thường bị liên tưởng đến cái chết và sự chia ly, không phù hợp để thờ cúng.

2.2 Hoa Cúc Vạn Thọ

Hoa Cúc Vạn Thọ mang ý nghĩa trường thọ, nhưng nhiều người liên tưởng đến sự già nua, không phù hợp với mong muốn trẻ trung, tươi mới trong các nghi lễ thờ cúng. Vì thường được dùng trong đám tang, việc đặt hoa cúc vạn thọ trên bàn thờ có thể tạo cảm giác không may mắn. Ngoài ra, hoa có mùi hương nồng và đặc trưng, nhiều người cho rằng không phù hợp với không gian trang nghiêm của bàn thờ.

2.3 Hoa Phù Dung

Hoa phù dung biểu trưng cho nỗi buồn và sự chóng tàn, bởi hoa này thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày và nhanh tàn. Buổi sáng, hoa nở rực rỡ, nhưng đến tối lại héo úa. Trong phong thủy và tâm linh, hoa phù dung thường gợi lên sự phù du, ngắn ngủi và không ổn định.

Vì mang ý nghĩa tiêu cực, hoa phù dung hiếm khi được sử dụng để cắm trên bàn thờ, nhất là trong các dịp lễ Tết hay cúng bái. Nhiều người tin rằng loài hoa này không mang lại điềm lành, mà có thể gợi sự chia ly và tàn lụi. Do đó, hoa phù dung không được dâng cúng trên bàn thờ Phật, Gia Tiên hay Thần Tài vì sự thay đổi và ngắn ngủi của nó.

2.4 Hoa Ly

Hoa ly mang ý nghĩa chia ly và không tốt cho tình cảm gia đình. Vì vậy, hoa ly thường không được khuyến khích cắm trên bàn thờ Phật, Gia Tiên hay Thần Tài, đặc biệt trong dịp lễ Tết hoặc các ngày lễ cúng quan trọng.

2.5 Hoa Loa Kèn

Hoa loa kèn có thắp hương được không? Hoa loa kèn, hay còn gọi là hoa bách hợp là loại hoa không nên thắp trên bàn thờ theo quan niệm của nhiều người. Dù mang ý nghĩa “trăm sự hòa hợp,” nhưng điều này có thể tạo cảm giác ép buộc về sự hòa thuận. Hình dạng như chiếc loa cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến việc “kêu gọi” điều không may.

Ngoài ra, mùi hương nồng của hoa loa kèn không phù hợp với không gian thờ cúng và có thể gây khó chịu. Ở một số nơi, loài hoa này thường xuất hiện trong đám tang, làm tăng thêm cảm giác không may mắn. Hoa loa kèn cũng nhanh tàn, không thích hợp để chưng trên bàn thờ lâu ngày.

2.6 Hoa Phăng (Hoa Cẩm Chướng)

Nhiều người cho rằng hoa phăng không thắp hương được do cánh hoa dễ rụng khi héo, mang ý nghĩa chia ly, đặc biệt trong mối quan hệ gia đình. Hoa Phăng có cánh mềm mại và thường rụng dần khi tàn, gợi đến sự phân ly. Tuy nhiên, hoa phăng vẫn có thể dâng cúng trên bàn thờ Phật, Gia Tiên và Thần Tài nếu chọn màu sắc tươi sáng như đỏ hoặc trắng, phù hợp với không gian thờ cúng. Dù các màu sắc khác đều có thể sử dụng, bạn nên tránh các màu tối và buồn trong những dịp lễ vui vẻ.

2.7 Hoa Móng Rồng (Hoa Móng Cọp)

Hoa móng rồng ít khi được sử dụng để cắm trên bàn thờ. Lý do là vì hình dáng sắc nhọn của hoa được cho rằng là mang năng lượng xấu hoặc những điều không may mắn, gây ra sự bất hòa trong gia đình.

2.8 Hoa Nhài

Hoa nhài thường gắn liền với những câu chuyện dân gian về tình yêu lãng mạn, điều này không phù hợp với không gian bàn thờ, nơi đòi hỏi sự tôn kính và trang nghiêm.

2.9 Hoa Dâm Bụt

Hoa dâm bụt thường không được sử dụng trên bàn thờ do những quan niệm không tích cực trong dân gian. Mặc dù có màu sắc rực rỡ, hoa dâm bụt mọc ở những nơi hoang sơ và ít được chăm sóc, khiến nó bị xem là thiếu trang trọng, không phù hợp với không gian thờ cúng.

Ngoài ra, từ “dâm” trong tên hoa khiến nhiều người e ngại vì liên quan đến ý nghĩa không thanh khiết. Thêm vào đó, hoa dâm bụt nhanh tàn, biểu trưng cho sự không bền vững và thiếu may mắn theo quan niệm dân gian. Vì những lý do này, hoa dâm bụt ít được dùng để dâng cúng trên bàn thờ Phật, Gia Tiên, hay Thần Tài, đặc biệt trong các dịp lễ quan trọng như Tết.

Tuy nhiên, theo Phật giáo, thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ rằng việc cúng hoa trên bàn thờ thể hiện lòng thành kính và trang nghiêm. Điều quan trọng không nằm ở loại hoa, mà ở sự chân thành và tôn kính trong hành động dâng cúng.

2.10 Hoa Dại

Dù hoa có đẹp và thơm, vẫn nên tránh dùng những loại hoa có hình dạng giống bộ phận nhạy cảm của phụ nữ để cúng trên bàn thờ.

3. Dùng hoa giả trên bàn thờ Phật được không?

Được, bạn có thể dùng hoa giả trên bàn thờ Phật, miễn là duy trì sự sạch sẽ và trang nghiêm. Hoa giả vẫn được chấp nhận để dâng cúng mà không ảnh hưởng đến việc giữ lộc hay bị quở trách, theo lời giải đáp của thầy Thích Pháp Hòa. Tuy nhiên, cần lau dọn thường xuyên để tránh bụi bám.

Ngược lại, theo quan điểm truyền thống, việc dâng hoa giả có thể bị xem là thiếu tôn trọng tổ tiên và bề trên, mang ý nghĩa giả dối. Vì vậy, việc chọn hoa giả hay hoa thật trên bàn thờ tùy thuộc vào quan điểm của từng gia đình.

3.1 Hoa gì để bàn thờ lâu tàn?

Hoa Bất Tử, Hoa cúc vàng, Hoa đồng tiền, Hoa lay ơn, Hoa hướng dương có thể giữ được độ tươi từ 1 – 2 tuần, gia chủ có thể tham khảo để chọn hoa dâng lên ban thờ.

4. Lưu ý khi chọn hoa thắp hương đúng, mang ý nghĩa tốt đẹp

Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng khi chọn hoa thắp hương:

  • Chọn hoa tươi, có tên và hương thơm đẹp: Hoa tươi với tên gọi ý nghĩa và hương thơm dịu nhẹ được xem là mang lại năng lượng tích cực và may mắn.
  • Chọn số hoa lẻ: Theo truyền thống, số hoa lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 tượng trưng cho năng lượng dương, đại diện cho sự tích cực.
  • Chọn bình hoa đơn giản: Nên dùng bình hoa có thiết kế đơn giản hoặc họa tiết nhẹ nhàng, như hoa sen hoặc tranh thủy mặc, để tăng tính trang nhã.
  • Chọn bình hoa phù hợp kích thước bàn thờ: Bàn thờ lớn (Tổ Tiên): Chọn bình cao 30 – 40cm để cắm các loại hoa dài như huệ, lay ơn, hoặc hoa ly. Bàn thờ nhỏ (Bàn Thiên, Bàn Thờ Phật, Quan Công, Thổ Địa): Chọn bình cao 15 – 25cm để cắm các loại hoa như cúc hoặc hồng.

5. Bình hoa đặt bên trái hay bên phải trên bàn thờ?

Nên đặt bình hoa ở bên trái của người đứng (hay bên trái tổ tiên nhìn từ bàn thờ) là phía đông xét góc nhìn trong bàn thờ hướng ra ngoà, dựa theo nguyên tắc Theo nguyên tắc “đông bình, tây quả”. Đây là vị trí thích hợp để đặt bình hoa. Phía đông đại diện cho sự khởi đầu, sự sống, và sự tươi mới, nơi mặt trời mọc mỗi ngày. Vì vậy, bình hoa thường được đặt ở phía đông của bàn thờ.

Phía tây, ngược lại, là nơi lý tưởng để đặt mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự chín chắn và thành quả lao động, phản ánh chu kỳ tự nhiên: hoa nở trước, quả chín sau.

Nếu không gian thờ cúng rộng rãi, gia chủ có thể cân nhắc đặt hai bình hoa đối xứng hai bên bàn thờ. Trong trường hợp này, mâm ngũ quả sẽ được sắp xếp phía trước bình hoa, hai bên của bát hương.

6. Có nên thay hoa trên bàn thờ hằng ngày không?

Không cần thiết phải thay hoa trên bàn thờ hàng ngày, nhưng điều quan trọng là giữ bàn thờ luôn sạch sẽ. Tránh để hoa héo vì điều này có thể được coi là bất kính. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể thay hoa mỗi ngày. Nếu không, thay hoa 2-3 lần mỗi tuần hoặc vào các dịp quan trọng như lễ Tết, ngày giỗ, hay các ngày đặc biệt trong gia đình cũng là đủ.

Khi dâng hoa cúng trên bàn thờ Phật, Gia Tiên, hoặc Thần Tài, việc chọn hoa mang ý nghĩa tốt đẹp rất quan trọng. Các loại hoa thích hợp để dâng cúng gồm hoa cúc, hoa sen, hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, và hoa hướng dương. Ngược lại, một số loại hoa như hoa ly, hoa loa kèn, hoa phù dung, và hoa đại không nên cắm trên bàn thờ do mang ý nghĩa chia ly, tang tóc, hoặc không phù hợp với không gian thờ cúng trang nghiêm.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam

Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục