Gỗ Gù Hương (Cinnamomum balansae) loài gỗ độc đáo từ mùi hương đặc biệt, có màu sắc đen bóng. Gỗ Gù Hương thường được thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc và các khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Gỗ Gù Hương được ứng dụng rất rộng rãi ví dụ như đồ mỹ nghệ, đồ thờ, vật dụng phong thủy hay trang trí nội thất. Để tìm hiểu thêm về Gù Hương là gì, phân loại, tác dụng của gỗ Gù Hương, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của Phổ Nghi Hương
1. Gỗ Gù Hương là gì?
Gỗ Gù Hương còn được biết đến là Gỗ Vù Hương, Gỗ Rè Hương, có tên khoa học là Cinnamomum balansae.
Đây là loại cây thân gỗ có mùi thơm đặc trưng. Gỗ Gù Hương có mặt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Cây mọc khắp nước ta, từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị đến Quảng Nam đến Đà Nẵng.
Ở miền Bắc gọi là gỗ Gù Hương hay Gụ Hương, còn ở miền Nam gọi là gỗ xá xị, vì mùi thơm của gỗ khá giống nước uống xá xị, có tác dụng xua đuổi côn trùng, muỗi, gián rất hiệu quả.
2. Đặc điểm sinh thái của cây Gù Hương
Thân cây: Đây là loại cây lâm nghiệp, thường xanh. Chiều cao từ 20 – 50m. Thân tròn, thẳng, đường kính 0,7 – 1,2 m
Vân gỗ: Gù Hương có vân gỗ màu đỏ sẫm, mịn, đẹp. Tuy nhiên, ở một số khu vực khác, thớ gỗ lại có màu vàng nhạt, pha lẫn màu xám và có tông màu xanh nhẹ nhàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến loại gỗ này trở nên quý hiếm
Lá cây: Lá hình bầu dục, dài 9-11 cm, rộng 4-5 cm, thuôn nhọn ở hai đầu, có 4-5 đôi gân phụ, cuống lá nhẵn dài 2-3 cm. Lá dày, mịn, không có lông. Mặt dưới lá không có phấn trắng. Cây giống gù Việt Nam cao 20-30 cm, phân các lớp lá rõ rệt
Hoa: Hoa của cây có màu trắng, mùi thơm nhẹ, kết thành chùm
Quả: Mọng, hình cầu
3. Gỗ Gù Hương thuộc nhóm mấy?
Gỗ Gù Hương thuộc nhóm II trong bảng phân loại gỗ tự nhiên của Việt Nam – Theo Nghị định số 06/2019//NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Trong danh sách thống kê, Gù Hương đứng thứ 4 về độ quý hiếm, sau Trầm Hương, Ngọc Am, Hoàng Đàn.
Loại gỗ này có vân gỗ đẹp và hương thơm dễ chịu. Chất lượng gỗ chắc chắn và bền đẹp theo thời gian, không bị nứt hay mối mọt. Vì gỗ Gù Hương có khả năng chịu nước nên cần ngâm lâu hơn các loại gỗ khác. Khi đó, gỗ sẽ dần chuyển sang màu nâu xám, dầu mỡ sẽ được loại bỏ và có thể dùng để sản phẩm nội thất cao cấp.
4. Cây gù hương có mấy loại?
Các loại Gỗ Gù Hương thường có đặc điểm giống nhau vì vậy chúng thường phân loại dựa trên màu sắc và nguồn gốc của loại gỗ này. Dựa theo màu sắc, Gỗ Gù Hương có thể được chia thành 4 loại dưới đây:
- Gỗ Gù Hương Đỏ: Đặc trưng có màu đỏ thẫm tự nhiên. Các loại gỗ để lâu thường có màu nhạt hơn. Mùi hương nồng. Gù Hương Đỏ thường được ứng dụng trong các vật phẩm phong thủy đắt tiền vì màu đỏ đặc trưng, được xem là mang đến may mắn.
- Gỗ Gù Hương Vàng: Đặc trưng bởi màu vàng thẫm, mùi thơm nồng. Được ứng dụng trong chế tác nội thất cao cấp
- Gỗ Gù Hương Trắng: Có cùi màu vàng nhạt đến trắng, có hương thơm đặc trưng, nhưng khá nhẹ vì vậy không được ưa chuộng như Gù Hương Đỏ với Gù Hương Vàng
- Gỗ Gù Hương Xanh: Loại này có màu xanh lục hoặc trắng nhạt. So với các loại gỗ Gù Hương khác thì loại này khá quý hiếm
5. Ưu điểm và nhược điểm của gỗ Gù Hương
Có nhiều bạn thắc mắc gỗ gù hương có tốt không? Hãy cùng Phổ Nghi Hương điểm qua ưu, nhược điểm để trả lời câu hỏi này:
6. Ưu điểm của Gỗ Gù Hương
- Càng sử dụng lâu, gỗ sẽ càng đẹp. Cây gù là loại cây thân gỗ tiết dầu nên khi già đi lượng dầu tiết ra ít hơn. Vì vậy, cây càng già thì càng ít bị nứt, không mối mọt.
- Gỗ trấu có tính đàn hồi và dẻo, độ mềm vừa phải. Nhờ đó, việc tạo ra những vật dụng trang trí sẽ dễ dàng hơn, với hình khối đa dạng và sắc nét hơn.
- Có mùi thơm riêng biệt, có thể giúp bạn thư giãn đồng thời xua đuổi côn trùng như kiến, muỗi, gián, chống mối mọt hiệu quả
7. Nhược điểm của Gỗ Gù Hương
Khi còn non cây sẽ tiết ra nhiều dầu, vì thế có thể gây nứt nẻ. Sau một thời gian sử dụng, tinh dầu trong cây sẽ tiết ra và bám vào các sợi gỗ khiến tinh dầu bên trong không thể phát ra mùi, vì thế mùi hương sẽ không giống như lúc ban đầu
8. Gỗ Gù Hương có tác dụng gì?
Dưới đây là 3 tác dụng phổ biến của Gỗ Gù Hương:
8.1 Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ
Các gia đình thường xuyên sử dụng bàn ghế bằng gỗ Gù Hương được làm từ gốc cây hoặc rễ cây lớn cũng như các đồ thủ công mỹ nghệ, các vật phẩm phong thủy như điêu khắc Phật Di Lặc, Thần Tài, v.v.Những sản phẩm được tạo ra từ gỗ Gù Hương rất đẹp sẽ giúp tạo điểm nổi bật cho ngôi nhà.
Để chạm khắc loại gỗ này, những người thợ thủ công phải cực kỳ có năng lực và có kiến thức chuyên môn sâu rộng mới có thể tạo ra thành phẩm chất lượng cao.
8.2 Chiết xuất tinh dầu
Gỗ Gù Hương có chứa tinh dầu vì thế gỗ được sử dụng để chiết xuất tinh dầu. Loại tinh dầu này được dùng để làm thơm không gian, làm đẹp, thư giãn…
8.3 Ứng dụng trong y khoa
Cây Gù Hương và tinh dầu chiết xuất từ vỏ và thân của nó được ứng dụng làm thuốc và đồ uống. Tuy nhiên, do giá thành đắt ở Việt Nam nên việc sử dụng làm thuốc không phổ biến.
Ở Trung Quốc, rễ và thân cây cũng được sử dụng để điều trị bệnh tật, chứng khó tiêu và các bệnh khác. Do có đặc tính kháng khuẩn và kháng thể mạnh nên xá xị còn được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch và hô hấp, tết niệu,…
8.4 Gỗ Gù Hương có giá bao nhiêu? Gỗ Gù Hương có đắt không?
Gỗ Gù Hương khá đắt vì đây là loại gỗ cao cấp. Trên thị trường, Gỗ Gù Hương có mức giá giao đông từ 30-35 triệu đồng/ m3.
Hiện nay, giá Gù Hương có chiều hướng tăng cao do độ quý hiếm và khó khăn trong khai thác
8.5 Gỗ gù hương khác gì gỗ trầm hương?
Vì cơ chế hình thành của Trầm Hương và Gù Hương về cơ bản là khác nhau nên mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng cho từng loại gỗ.
Dưới đây là bảng đầy đủ các tiêu chí để xác định gỗ Gù Hương có khác gì gỗ Trầm hương như sau:
Tiêu chí | Gỗ gù hương | Gỗ trầm hương |
Đặc tính | Gỗ chắc, dày, có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà không bị nứt nẻ, mối mọt. | Kích thước của trầm hương phụ thuộc vào thời gian tụ trầm và mức độ nhiễm dầu. |
Màu sắc | Màu sắc tự nhiên và thớ gỗ đều, đẹp
Một số cây ở khu rừng miền núi có màu xám nhạt pha chút xanh. |
Màu sắc của gỗ có thể từ vàng nhạt đến nâu sẫm hoặc đen. Trầm hương càng nhiều dầu thì thớ gỗ càng sẫm màu, nếu đạt đến một mức độ dầu nhất định thì có thể chìm trong nước. |
Mùi hương | Với mùi thơm đặc trưng, chỉ cần để trong nhà, gỗ sẽ tỏa ra mùi hương, giúp thư giãn và xua đuổi côn trùng như gián, kiến, muỗi,… | Mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, tạo cảm giác thư thái, ấm áp. Khối gỗ chứa nhiều tinh dầu hơn và có mùi thơm đặc biệt, thơm lâu, không bị nồng.
. |
Phân loại | – Gù hương đỏ
– Gù hương vàng |
– Trầm Kỳ Nam
– Trầm hương tự nhiên – Trầm tốc (tốc pi, tốc vườn, tốc bông,…) – Trầm công nghệ, ép dầu |
Giá bán | 10 triệu đồng/m3 với loại gỗ tầm trung
30 – 50 triệu đồng /m3 với loại gỗ gù hương lâu năm, vân đẹp, lượng tinh dầu cao |
2 – 15 tỷ đồng/kg với loại trầm kỳ thượng hạng
Giá từ 4 – 15 triệu đồng/ kg tùy vào loại trầm. Lượng tinh dầu càng ít, giá bán sẽ càng thấp |
Ứng dụng | – Đồ gia dụng và nội thất
– Làm đồ thủ công mỹ nghệ – Sản xuất tinh dầu, nước hoa – Nguyên liệu quý trong y học, hỗ trợ điều trị một số bệnh đơn giản |
– Nhang Trầm Hương tự nhiên(nụ trầm, bột trầm, hương trầm,…)
– Làm nước hoa và tinh dầu – Trang sức trầm hương – Trầm hương tiểu cảnh – Trà trầm, rượu trầm, tinh dầu trầm,… |
Bảng so sánh gỗ Gù Hương và gỗ Trầm Hương
Gỗ Gù Hương loại gỗ chất lượng cao, quý hiếm. Nó mang lại nhiều lợi ích về tinh thần lẫn kinh tế. Hy vọng bài viết trước đã cung cấp những thông tin hữu ích về Gỗ Gù Hương là gì, đặc tính, phân loại, lợi ích cũng như giá cả của loại gỗ này.
Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
- Văn phòng đại diện: 125 đường số 30, Khu dân cư An Phú Hưng, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0859.50.50.50
- Email: phonghihuong2014@gmail.com
- Website: phonghihuong.com
- Facebook: Phổ Nghi Hương
- Instagram: Phổ Nghi Hương
- Shopee: Phổ Nghi Hương Official
- Danh sách đại lý Phổ Nghi Hương toàn quốc: Xem tại đây