Cách rút chân nhang ngày 23 tháng Chạp đúng chuẩn nhất

Rút chân nhang thường được thực hiện vào thời điểm cuối năm, trước khi bước sang năm mới. Hoạt động này gắn liền với lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mang ý nghĩa không mạo phạm đến nơi ở của thần linh.

Vậy, có cần lưu ý điều gì trong quá trình rút chân nhang ngày 23 hay không? Cách rút chân nhang đúng chuẩn cần được thực hiện như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn về những vấn đề này, hãy cùng Phổ Nghi Hương tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết bên dưới.

hướng dẫn hóa chân nhang ngày 23
Cách rút chân nhang đúng chuẩn vào ngày 23

1. Nên rút chân nhang vào ngày nào?

Rút chân nhang nên được thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo là phù hợp nhất.

Bởi sau thời điểm này, ông Công ông Táo đã chầu trời nên việc dọn tỉa bát hương sẽ không mạo phạm đến thần linh. Nếu lễ cúng diễn ra vào buổi sáng thì có thể rút chân nhang vào buổi chiều, cúng trong buổi chiều thì đến sáng hôm sau mới được dọn tỉa bát hương. Bởi theo phong tục truyền thống, rút chân nhang nên làm vào ban ngày, không nên thực hiện khi trời tối.

Để hạn chế và phòng chống cháy nổ trong trường hợp không có ai ở nhà thì việc rút chân nhang nên được thực hiện thường xuyên, không nên để nhang quá dày trong lư hương.

hướng dẫn rút tỉa chân nhang ngày 23
Thời gian rút tỉa chân nhang phù hợp

2. Hướng dẫn cách rút chân nhang ngày 23 tháng Chạp

Để thực hiện nghi lễ này một cách chuẩn xác, bạn cần thực hiện đầy đủ theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xin phép tổ tiên thần linh

Điều đầu tiên cần thực hiện trước khi tỉa chân nhang là xin phép thần linh, thắp hương để thông báo cho tổ tiên được biết. Điều này mang ý nghĩa mời tổ tiên và các vị thần tạm lánh sang chỗ khác để việc dọn dẹp của con cháu không ảnh hưởng đến các ngài.

Người có trách nhiệm tỉa chân hương cần mặc trang phục gọn gàng. Trước khi tiến hành dọn dẹp, gia chủ bày hoa quả cúng trên bàn thờ (có thể có hoặc không), sau đó thắp 1 nén nhang và khấn xin để nhận được sự đồng ý của gia tiên, thần linh về nghi lễ rút chân nhang.

thay chân nhang ngày 23
Thắp hương xin phép ông bà tổ tiên

Bước 2: Bắt đầu rút chân nhang

Sau khi nhang đã cháy hết, người tỉa chân nhang sẽ rửa tay bằng rượu gừng và bắt đầu rút chân nhang. Một tay gia chủ giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút chân nhang bên trong. Lưu ý cần để lại 3 chân hương trong bát, chân hương sau khi đã rút ra ngoài sẽ để lên một tờ giấy trắng hoặc một tấm vải sạch.

Trong trường hợp tro hương quá nhiều, gia chủ có thể dùng thìa để múc bớt. Sau khi rút chân nhang xong sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ.

cách thay chân nhang ngày 23
Thực hiện rút chân nhang đúng cách

Bước 3: Tiến hành lau dọn bàn thờ

Gia chủ tiến hành lau sạch bát hương bằng khăn sạch ẩm, có thể dùng thêm rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế cho lư hương và đồ thờ xung quanh. Sau khi lau xong bát hương thì mới vệ sinh các đồ thờ khác.

Theo quan niệm xưa, vị trí bát hương không nên bị xê dịch vì điều này được cho là đang xúc phạm thần linh và tổ tiên. Tuy nhiên, nếu gia chủ di chuyển bát hương với mong muốn dọn dẹp cho sạch, không có ý mạo phạm thì đây cũng không phải vấn đề lớn. Sau khi đã lau dọn bàn thờ xong, gia chủ sẽ tiến hành xử lý tro hương.

tỉa chân nhang ngày 23 đúng cách
Tiến hành lau dọn bàn thờ

Bước 4: Xử lý tro

Theo quan niệm xưa, chân hương nên được chôn dưới gốc cây chuối vì loại cây này mang ý nghĩa “lá rụng về cội”. Việc mang tro hương thả sông cũng được cho là không nên vì có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, để tiện lợi, các gia đình thường sẽ đốt chân hương và gói ghém lại mang đi bỏ.

rút chân nhang ngày 23 đúng cách
Xử lý tro hương đúng cách

Bước 5: Thắp nhang khi hoàn thành

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, gia chủ cần thắp hương để kính báo với gia tiên và thần linh.

rút tỉa chân nhang ngày 23 đúng cách
Thắp nhang sau khi hoàn thành

3. Những điều cần lưu ý khi rút chân nhang ngày 23

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết trong quá trình rút chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp:

  • Một số quan niệm cho rằng, không nên rút nhang đang cháy vì việc này sẽ mạo phạm đến các bậc bề trên.
  • Trong quá trình dọn dẹp, gia chủ cần giữ sự tịnh tâm và lòng thành kính, tôn trọng đối với gia tiên và các vị thần linh.
  • Việc tỉa chân nhang cần thực hiện nhẹ nhàng, hạn chế xê dịch hay làm hư hỏng lư hương.
  • Sau khi hoàn thành việc tỉa chân hương, gia chủ có thể dùng thìa sạch múc bớt tro hương và nén lại gọn gàng.
  • Bụi trên bàn thờ nên được làm sạch thường xuyên bằng cách tỉa chân hương, hạn chế để quá nhiều chân hương trong bát.

Trên đây là cách rút chân nhang ngày 23 đúng chuẩn theo từng bước, thời điểm rút chân nhang phù hợp cũng như những lưu ý cần biết sau khi rút chân nhang. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình một cái nhìn khách quan và hiểu rõ hơn về nghi thức rút chân nhang – một trong những việc làm truyền thống mỗi dịp cuối năm của mọi gia đình Việt.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục