Cách lau dọn bàn thờ cúng ông Công, ông Táo đúng nhất

Việc dọn dẹp bàn thờ cúng ông táo được xem là phong tục phổ biến của người Việt Nam. Vào dịp này, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để chào đón năm mới. Lưu ý trước khi lau gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật như: chổi, khăn lau, Nước dùng để lau dọn từ 5 loại thảo dược. 

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dọn bàn thờ cúng ông Táo như thế nào cho đúng. Bài viết này của Phổ Nghi Hương sẽ hướng dẫn chi tiết cách dọn bàn thờ cúng ông Táo cho gia chủ tham khảo

Cách Lau Dọn Bàn Thờ Cúng ông Táo
Cùng tìm hiểu cách dọn bàn thờ ông Táo đúng chuẩn

1. Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo mới đúng?

Nhiều người tin rằng, lau dọn bàn thờ vào khoảng thời gian ông Táo từ 23 tháng Chạp đến 30 Tết là thích hợp. Lý do là vì trong khoảng thời gian này, các vị thần đã về chầu trời, việc lau dọn sẽ không làm kinh động đến các ngài, tránh những điều không may mắn cho gia chủ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng quan niệm này chưa phù hợp. Bàn thờ là nơi linh thiêng, cần được giữ gìn sạch sẽ và trang trọng thường xuyên để duy trì năng lượng tích cực, thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh. Việc lau dọn bàn thờ có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong năm, không nhất thiết phải đợi đến ngày cúng ông Táo.

cách lau dọn bàn thờ cúng ông công ông táo
Lau dọn bàn thờ cúng ông Táo ngày nào

2. Lau dọn bàn thờ ông Công, Ông Táo thời điểm nào là tốt nhất?

Vào dịp cuối năm ngày 23/11 theo lịch âm thì ông Công, ông Táo sẽ cưới cá chép về chầu trời. Vì buổi sáng sẽ thực hiện tiễn cúng ông Công, ông Táo nên có thể thực hiện bao sái bàn thờ vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Từ 8 giờ – 11 giờ 55 hoặc 13 giờ – 17 giờ 55 là thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất, tránh thời gian từ 12 giờ – 13 giờ. Nếu gia chủ có ý định làm lễ cúng ông Công ông Táo vào buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, việc bao sái và dọn dẹp bàn thờ nên được thực hiện trước đó vào một ngày khác, tốt nhất là vào ban ngày, tránh làm vào buổi tối.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng, thời điểm lý tưởng để bao sái bàn thờ là từ ngày 23 tháng Chạp trở đi. Tuy nhiên, với lòng thành kính và sự tôn trọng, gia chủ hoàn toàn có thể thực hiện việc lau dọn bàn thờ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

3. Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cúng ông Công ông Táo đúng cách

3.1 Chuẩn bị vật dụng trước khi lau dọn

Để dọn bàn thờ cúng ông táo, gia chủ cần chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Chổi
  • Khăn lau mới hoặc khăn chuyên dùng để lau dọn bàn thờ
  • Nước bao sái bàn thờ. Nếu nhà gia chủ không có loại nước này có thể thay thế bằng rượu gừng hoặc rượu trắng để làm sạch bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng.
  • 1 chiếc thìa sạch để xúc bớt tàn nhang có trong bát hương nếu thấy tàn đầy.
  • 1 chiếc bàn để đặt bài vị khi lau dọn. Nếu bàn thờ nhà có bài vị riêng của gia tiên và các vị thần, gia chủ nên đặt riêng biệt và không nên để lẫn lộn.
cách dọn dẹp bàn thờ ông công ông táo
Các vật dụng cần chuẩn bị để lau dọn bàn thờ cúng ông táo

3.2 Xin phép trước khi lau dọn

Trước khi thực hiện bất kỳ nghi lễ nào liên quan đến bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang phục lịch sự, gọn gàng. Đặt một đĩa hoa quả lên bàn thờ để xin phép thần linh và gia tiên. Thắp một nén nhang (hương), thành tâm khấn xin các vị thần linh, gia tiên tạm lánh sang một bên để con cháu tiến hành lau dọn.

Theo quan niệm trước đây, chỉ nam giới mới có thể lau dọn bàn thờ cúng ông Táo. Tuy nhiên ngày nay bất cứ ai cũng có thể làm, quan trọng là lòng thành.

cách bao sái bàn thờ ông táo
Thắp hương xin phép trước khi dọn bàn thờ ông Táo

3.3 Tiến hành lau dọn bàn thờ cúng ông Táo

Quy trình lau dọn bàn thờ cúng ông Táo phải thật cẩn thận. Và thường được tiến hành theo thứ tự từ trên xuống dưới, bắt đầu lau dọn từ vị trí cao nhất trên bàn thờ (như bài vị, ảnh thờ) xuống đến các vị trí thấp hơn. Cần sử dụng khăn mềm, lau nhẹ nhàng để không làm tổn thương tới bức tượng. Nếu nhà thờ tượng đồng, cần tránh sử dụng cồn, rượu hoặc hóa chất vệ sinh để tránh bị oxi hóa và gỉ sét.

Theo nhiều quan niệm xưa, để tránh vận xui, nhiều người sẽ không di chuyển những vật phẩm linh thiêng như bát hương khi lau dọn bàn thờ. Trong trường hợp cần phải di chuyển, sẽ sám hối sau khi dọn xong và đặt lại bát hương ở vị trí ban đầu.

Tuy nhiên, nếu gia đình không kiêng cữ, có thể di chuyển bát hương để việc lau dọn dễ dàng và sạch hơn. Khi lau dọn, gia chủ có thể dọn cả chân nhang để cho bàn thờ gọn gàng hơn và tiến hành thay nước bình hoa và nước cúng. Nếu hoa héo thì cần thay hoa mới rồi đặt mọi thứ về vị trí ban đầu.

Sau khi hoàn tất quá trình lau dọn, gia chủ thắp 3 nén hương để mời thần kinh và tổ tiên quay về.

cách bao sái bàn thờ ông công ông táo
Lau dọn các vật dụng trên bàn thờ thật nhẹ nhàng, cẩn thận

4. Văn khấn bao sái bàn thờ

Để thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự bình an, may mắn cho gia đình, bạn có thể tham khảo bài khấn cúng ông Công ông Táo từ nguồn Báo Lao Động.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

5. Lau dọn bàn thờ cúng ông Táo cần lưu ý gì?

Lau dọn bàn thờ cúng ông Táo là một nghi thức quan trọng, để thực hiện nghi thức này một cách trọn vẹn, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

Tâm thế và thái độ: hãy giữ một tâm thế thành tâm, nghiêm trang và tập trung khi tiến hành lau dọn. Đây không chỉ là việc dọn dẹp vật chất mà còn là một cách để bạn thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh.

Bảo quản đồ thờ cúng:

  • Tránh xê dịch bài vị, bát hương: bài vị và bát hương là những vật linh thiêng, đại diện cho sự hiện diện của tổ tiên và các vị thần. Vì vậy, hãy cố gắng không di chuyển chúng trong quá trình lau dọn. Nếu bắt buộc phải di chuyển, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và đặt lại đúng vị trí ban đầu sau khi hoàn thành.
  • Sám hối nếu phạm lỗi: trong trường hợp vô tình làm xê dịch bài vị, bát hương, hãy thành tâm sám hối và đặt lại chúng vào vị trí cũ.

Dụng cụ lau dọn:

  • Dùng riêng chổi và khăn: để đảm bảo sự tôn nghiêm và tránh những điều không may mắn, nên sử dụng chổi và khăn riêng biệt dành cho việc lau dọn bàn thờ, không dùng chung với những vật dụng lau dọn nhà cửa khác.
  • Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ: trước khi lau dọn, hãy đảm bảo chổi và khăn đã được giặt sạch sẽ. Nếu có thể, nên chuẩn bị chổi và khăn mới để sử dụng riêng cho việc lau dọn bàn thờ.
  • Nên sử dụng chổi và khăn riêng biệt, không dùng chung với đồ dùng trong nhà. Tốt nhất, nên chuẩn bị chổi và khăn mới để thể hiện sự tôn trọng và thành tâm đối với tổ tiên.

Thứ tự lau dọn: nếu gia đình có thờ Phật, cần lau dọn bàn thờ Phật trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc nên dọn dẹp bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo và cách dọn dẹp ông Táo đúng nhất. Việc giữ gìn bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm là vô cùng quan trọng, vì vậy đừng quên lưu lại những kinh nghiệm hữu ích này để áp dụng nhé.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục