Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn và những lưu ý dọn dẹp

Lau dọn bàn thờ đón Tết (bao sái Bàn Thờ) được thực hiện vào những ngày cuối năm để tiễn ông Công ông Táo về trời và chuẩn bị đón năm mới, là một nghi thức quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Bao sái bàn thờ mang ý nghĩa thanh tẩy không gian thờ cúng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Khi dọn dẹp cần chuẩn bị những vật dụng như khăn sạch, chổi lông gà, nước sạch hoặc rượu gừng pha loãng. 

Tuy nhiên, có một số điều kiêng kỵ cần lưu ý như không di chuyển bát hương, không đổ trực tiếp tro cũ ra ngoài, và không dùng chung đồ lau dọn bàn thờ với các vật dụng khác trong nhà. Cùng theo dõi bài viết dưới của Phổ Nghi Hương để giải đáp lau dọn bàn thờ đón Tết khi nào? Thứ tự lau dọn dọn đúng cách và cách dọn bàn thờ đón Tết đúng nhất, những lưu ý cần biết nhé!

Cách Dọn Bàn Thờ đón Tết
Hướng dẫn cách dọn bàn thờ đón Tết đúng chuẩn và lưu ý khi dọn dẹp

1. Nên lau dọn bàn thờ đón Tết khi nào?

Vào những ngày thường, gia chủ có thể lau dọn bàn thờ bất cứ khi nào thấy cần thiết hoặc vào những dịp đặc biệt, thường là lau dọn trước một ngày.

Tuy nhiên, trong dịp Tết, việc dọn dẹp bàn thờ thường được thực hiện kỹ lưỡng hơn vào hai thời điểm là ngày tiễn ông Táo về trời (nhằm ngày 23/12 âm lịch) và ngày rước ông Táo về (nhằm 30/12 âm lịch). Đặc biệt, việc bao sái tuyệt đối phải hoàn thành trước đêm giao thừa.

Theo phong tục người Việt, việc quét dọn nhà cửa và lau dọn bàn thờ tổ tiên thường là điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới, vì lo ngại sẽ vô tình “quét” đi may mắn và tài lộc. Do đó, mọi công việc dọn dẹp cần được hoàn tất trước đêm giao thừa.

Hơn nữa, việc lựa chọn ngày này để bao sái bàn thờ vì là khoảng thời gian Táo quân vắng mặt, giúp tránh những điều kiêng kỵ, mạo phạm khi di chuyển đồ thờ cúng. Khi Táo quân trở về, bàn thờ đã được dọn dẹp sạch sẽ, trang nghiêm để đón tiếp các ngài.

Theo nhiều quan niệm xưa, khung giờ thực hiện tốt nhất cho việc lau dọn bàn thờ cuối năm là từ 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ 55 phút.

Ông Táo Về Trời 23 Tháng Chạp
Ông Táo Về Trời 23 Tháng Chạp là thời gian được nhiều gia đình lựa chọn để dọn bàn thờ đón Tết

2. Ai là người lau dọn bàn thờ cuối năm?

Ai cũng có thể lau dọn (bao sái) bàn thờ. Gia chủ thường là người lau dọn bàn thờ gia tiên tốt nhất, người không bị thương, phụ nữ không trong kì. Bao sái bàn thờ là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính. Do đó, nếu trong nhà có người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì nên chọn người đó để thực hiện công việc này.

3. Cách dọn bàn thờ đón Tết đúng cách, giúp thu hút tài lộc

3.1 Tắm rửa sạch sẽ

Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề để thể hiện lòng thành kính. Tránh để cơ thể dơ bẩn, quần áo luộm thuộm vì như vậy sẽ không thể hiện được sự tôn trọng đối với tổ tiên và thần linh.

Ngoài ra, trước khi bao sái bàn thờ, cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và mở rộng các cửa trong nhà để đón nhận luồng khí mới, tạo không gian thoáng đãng và trang nghiêm.

3.2 Chuẩn bị dụng cụ lau dọn

Gia chủ cần chuẩn bị khăn sạch và các vật dụng lau dọn chuyên dụng cho bàn thờ. Chuẩn bị rượu trắng pha loãng với nước và gừng để lau dọn. Tuy nhiên, nếu bàn thờ có tượng Phật hoặc ảnh Phật, chỉ nên dùng nước ấm để làm sạch, không dùng rượu để lau. Tránh dùng rượu gừng cho bàn thờ gỗ vì cồn trong rượu có thể làm hỏng bàn thờ gỗ.

Ngoài ra, cần chuẩn bị một chiếc bàn phụ có phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị trong quá trình lau dọn. Nếu có cả bài vị thần linh và bài vị gia tiên, cần đặt riêng biệt. Việc lau dọn chỉ nên bắt đầu sau khi hương đã cháy hết.

3.3 Thắp hương xin bao sái bàn thờ

Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ và thắp hương thông báo gia tiên. Nén hương vừa là lời thông báo cho tổ tiên và thần linh biết về công việc sắp diễn ra, vừa là lời mời họ tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.

Bên cạnh đó, chuẩn bị thêm giấy đỏ hoặc một chiếc bàn trải để đặt lên bài vị, bài hương, đèn, nến và đồ trang trí lên trên bàn thờ. Đợi đến khi hương cháy hết mới bắt đầu bao sái bàn thờ.

3.3 Các bước lau dọn bàn thờ

Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ đón Tết đúng cách gồm các bước:

Bước 1: Đầu tiên, hạ các đồ cần lau dọn xuống và để tất cả bài vị, đồ thờ cúng một cách ngay ngắn trên bàn, tránh để lộn xộn.

Sử dụng khăn sạch đã thấm rượu gừng để lau toàn bộ các đồ thờ cúng, sau đó dùng khăn khô lau lại. Lau từng món đồ một cách cẩn thận, tránh để chúng lăn lóc và luôn giữ sự trang nghiêm.

Lưu ý: Tuyệt đối không di chuyển bát hương, không lau vật dụng trực tiếp trên bàn thờ

Bước 2: Sau khi lau dọn bài vị, tiến hành dọn dẹp bát hương.

Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng, dùng một tay giữ chặt bát hương để tránh xê dịch. Sử dụng khăn khô hoặc chổi khô để lau sạch bụi bẩn trên miệng và xung quanh bát hương. Lau từ trên xuống dưới, bắt đầu từ mặt Nhật Nguyệt (phần mặt trước bát hương) rồi mới đến các phần khác.
Nếu bát hương đặt sát tường, cần dùng que nhỏ để luồn lách và lau.

Hiện nay, nhiều người thường rút hết chân hương rồi đổ tro ra ngoài, tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, việc này có thể gây mất tài lộc. Cách lấy tro đúng là dùng muỗng nhỏ xúc từng ít một, sau đó mới lau sạch bát hương. Cuối cùng, đổ tro mới vào bát hương với ý nghĩa “tiền vào như nước”.

Sau khi lau dọn, dùng hai tay rút từng chân hương, và chừa lại trong bát hương số chân hương lẻ (1/3/5/7/9). Bát hương thần linh thường để lại 5 chân hương. các bát hương khác để lại 3 chân hương. Đặt chân hương rút ra trên bàn phủ vải hoặc giấy đỏ.

cách dọn bàn thờ đón tết chi tiết
Lau dọn bát hương và rút tỉa chân hương

Bước 3

Tiếp tục dùng khăn khô lau sạch tro bụi còn sót lại trên bàn thờ. Sau đó, sử dụng một khăn sạch khác ngâm rượu lau lại toàn bộ bề mặt bàn thờ, rồi dùng khăn khô lau lại một lần nữa.

Sau đó, đặt lại các đồ thờ cúng vào đúng vị trí ban đầu, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), thay nước trong các bình hoa, bình nước thờ. Cắm hoa mới, sắp xếp trái cây, mâm ngũ quả mới trên bàn thờ.

Sau khi lau dọn, chuẩn bị đồ cúng  thắp hương mời Tổ Tiên, Thần Linh về, báo cáo đã hoàn thành việc lau dọn và mời về đón Tết cùng gia đình

4. Văn khấn lau dọn bàn thờ đón Tết ngắn gọn

Khi lau dọn bàn thờ đọc văn khấn mang ý nghĩa việc xin phép và báo cáo với tổ tiên thần linh về việc sắp thực hiện, thể hiện sự tôn kính với bề trên. Dưới đây là bài văn khấn lau dọn bàn thờ đón Tết được trích dẫn theo sách “Văn khấn Cổ Truyền Việt Nam”. Cụ thể:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

5. Lau dọn bàn thờ đón Tết cần lưu ý những gì?

Vật dụng lau dọn bàn thờ phải sạch sẽ

Bàn thờ là nơi linh thiêng, nên chọn vật dụng lau dọn cẩn thận. Khăn và chổi lau bàn thờ phải dùng riêng, không dùng chung với vật dụng khác trong nhà. Vào dịp Tết, nhiều gia đình Việt thường mua mới những vật dụng này để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Nước dùng để lau bàn thờ phải sạch, có thể thay bằng nước ấm hoặc rượu trắng để tăng tính thanh khiết.

Cẩn thận không làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ

Các vật dụng trên bàn thờ thể hiện sự thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, thần linh. Cần cẩn thận khi xử lý các vật dễ vỡ như lọ hoa, đồ sứ, hoặc thủy tinh. Đặt chúng ở nơi an toàn để tránh đổ vỡ làm mất sự trang nghiêm. Bát hương là nơi kết nối giữa thế giới tâm linh và thực tại, dẫn dắt hương linh, thần thánh và tổ tiên chứng giám cho gia đình.

Trong quá trình lau dọn, tránh di chuyển bát hương nhiều để không ảnh hưởng đến sự linh thiêng và kết nối này.

cách lau dọn bàn thờ đón tết chi tiết
Cẩn thận không làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ

Không đổ tro một lúc khi dọn bát hương

Khi dọn bát hương, không nên đổ hết tro cũ mà dùng muỗng múc từ từ. Sau đó, đổ tro mới vào đầy bát hương, ngụ ý “ra nhỏ vào lớn”, cầu mong tài lộc dồi dào cho gia chủ. Tro và chân hương cũ sau khi hóa thành tro nên rải xuống sông hồ sạch, tránh rải ở nơi ô uế, mất vệ sinh.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Chân nhang sau khi lau dọn xử lý như thế nào?

Sau khi rút chân nhang, nên mang chân nhang đi hóa thành tro, sau đó rải tro của chân nhang ở những nơi nước sạch như sông, suối, tránh những khu vực ô nhiễm, có rác thải. Tuyệt đối không vứt tro vào thùng rác hoặc để chung với những vật dụng không thanh tịnh.

6.2 Lau dọn bàn thờ có được dịch chuyển bát nhang không?

Tuyệt đối không đụng đến bát nhang như di chuyển hoặc hạ xuống. Vì theo dân dân, bát hương nếu bị di chuyển sang hướng xấu thì có thể gây xui xẻo cho gia chủ. Gia chủ cần làm lại lễ An Vị bát hương. hướng dẫn dọn bàn thờ đón tết

Qua bài viết trên, Phổ Nghi Hương đã chia sẻ toàn bộ thông tin về cách dọn bàn thờ đón Tết cũng như những lưu ý khi lau dọn bàn thờ đón Tết. Hy vọng những hướng dẫn chi tiết trên sẽ giúp gia chủ thực hiện nghi lễ bao sái bàn thờ một cách trọn vẹn và ý nghĩa. Chúc gia đình một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục