Cách dọn chân nhang cuối năm chuẩn, không bị phạm phong thủy

Dọn chân nhang (tỉa chân nhang) cuối năm là việc quan trọng, cần làm cẩn thận và thành tâm. Không chỉ là dọn dẹp, đây còn là nghi thức để mời ông bà tổ tiên và các vị thần linh về ăn Tết, đón năm mới sung túc, bình an bên con cháu. Rút tỉa chân nhang thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Táo về trời.

Quy trình dọn chân nhang cuối năm gồm các bước: xin phép gia tiên, lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang, hóa chân nhang cũ, thắp nhang bàn thờ. Cùng Phổ Nghi Hương tìm hiểu các bước dọn chân nhang vào dịp cuối năm đúng cách và những lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây!

rút tỉa chân nhang cuối năm
Cách dọn chân nhang cuối năm đúng cách, không phạm phong thuỷ

1. Dọn chân nhang cuối năm có ý nghĩa gì?

Dọn chân nhang cũng là dọn dẹp bát hương, giúp nơi thờ cúng gia tiên hoặc các vị thần luôn sạch sẽ và gọn gàng. Việc dọn chân nhang là một nghi thức quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt. Đây là hành động thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, thần linh. Bên cạnh đó, dọn chân nhang còn giúp thanh lọc không gian, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

2. Tỉa chân nhang vào ngày nào tốt nhất?

Không có thời điểm cụ thể để dọn chân nhang. Thông thường, các gia đình Việt Nam dọn chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo lên trời. Nếu tết ông Táo trùng với ngày lập xuân, bạn có thể dọn chân nhang sớm hơn. Nhiều gia đình cũng dọn chân nhang thường xuyên trong năm khi lau dọn bàn thờ để giữ cho không gian thờ cúng luôn gọn gàng và sạch sẽ.

3. Ai là người dọn chân nhang?

Bất cứ ai trong nhà cũng có thể dọn chân nhang. Trước khi dọn chân nhang, người thực hiện nên rửa tay sạch sẽ và lau dọn cẩn thận.

Gia chủ
Người dọn chân nhang thường sẽ là chủ gia đình

4. Dọn chân nhang cuối năm nên chuẩn bị những gì?

Dưới đây là những vật dụng cần có cho việc tỉa dọn chân nhang cuối năm:

  • Tâm thế: trước khi bắt đầu, hãy tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và giữ tâm thế thành kính.
    Lễ vật: chuẩn bị một mâm lễ vật đơn giản gồm hoa tươi, quả chín, nước sạch và nhang thơm.
  • Dụng cụ: rượu gừng sạch (rửa sạch, giã nát củ gừng mới, hòa vào rượu mới). Hoặc nước bao sái, nước vỏ bưởi, rượu; 1 tấm vải sạch (hoặc tờ báo); 1 chậu nước sạch; 2 cái khăn sạch.

Lưu ý: các vật dụng dùng cho việc dọn chân nhang phải là đồ mới, sạch. Nếu dùng vật dụng cũ nên là đồ chuyên dùng để lau dọn bàn thờ.

Các vật dụng dọn chân nhang
Các vật dụng cần chuẩn bị cho việc dọn chân nhang

5. Các bước dọn chân nhang cuối năm chuẩn phong thuỷ

Hướng Dẫn Cách Dọn Chân Nhang Cuối Năm
Hướng dẫn các bước dọn chân nhang cuối năm chuẩn nhất

Bước 1: Xin phép tổ tiên thần linh

Tiếp theo, thắp hương trên bàn thờ để kính báo với tổ tiên và thần linh rằng con cháu sắp sửa dọn dẹp bàn thờ. Hành động này mang ý nghĩa mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang nơi khác để tránh không ảnh hưởng đến các ngài.

Gia chủ thắp nhang, khấn bái
Gia chủ thắp nhang và khấn xin gia tiên trước khi dọn chân nhang.

Bước 2: Tiến hành lau dọn bàn thờ

Sau khi khấn xin được dọn chân nhang thì gia chủ chờ hương cháy hết rồi bắt đầu dọn dẹp bàn thờ cuối năm. Gia chủ có thể di chuyển các vật dụng trên bàn thờ như bình hoa, chum nước, trừ bát hương và bài vị. Khi lau rửa bài vị, hãy sử dụng hỗn hợp nước rượu và gừng hoặc nước ấm. Nếu bàn thờ có cả bài vị của Phật, thánh và tổ tiên, thì cần lau bài vị Phật trước, sau đó mới lau bài vị tổ tiên.

Lau dọn bàn thờ vào dịp cuối năm
Lau dọn bàn thờ vào dịp cuối năm để thể hiện lòng thành kính.

Bước 3: Dọn tỉa chân nhang

Đặt một tờ báo hoặc tấm vải sạch gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát hương, tay kia nhẹ nhàng rút bớt chân nhang cũ, để lại một số lẻ (3, 5, 7 hoặc 9) chân nhang đẹp nhất rồi đặt lên tờ báo/vải, cẩn thận để không làm rơi tro.

rút tỉa chân hương cuối năm
Tiến hành dọn chân nhang vào dịp cuối năm.

Bước 4: Xử lý phần tro

Chân nhang cũ được mang đi hóa tro. Tro của chân nhang sau khi hóa được thả ở nơi nước sông, suối sạch sẽ không bị ô uế hoặc đem đi bón cho cây. Không được bỏ tro vào thùng rác hay để chung với những vật không thanh tịnh.

Hóa chân nhang
Xử lý phần chân nhang cũ bằng cách đốt thành tro.

Bước 5: Thắp hương khi đã hoàn thành

Sau khi đã dọn dẹp bàn thờ đón Tết xong, gia chủ có thể thắp một nén hương và khấn vái để báo cáo với tổ tiên, thần linh rằng công việc đã hoàn tất. Hoặc chỉ đơn giản là thắp lên để gian thờ thêm ấm cúng, thanh tịnh thể hiện lòng thành kính.

Thắp hương khi đã hoàn thành
Thắp hương kính báo gia tiên đã hoàn thành việc dọn chân nhang.

6. Văn khấn trước khi dọn chân nhang

Dưới đây là văn khấn dọn chân nhang ngắn gọn được trích dẫn trong sách “Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam”:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……… tháng ……., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

7. Những lưu ý khi tỉa chân nhang để tránh phạm phong thuỷ

Việc tỉa chân nhang cần tuân thủ đúng quy trình và tránh những điều kiêng kỵ về mặt tâm linh để mang lại may mắn, bình an cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Sau đây là những điều cần lưu ý khi rút tỉa chân nhang:

  • Phụ nữ có thể tỉa chân nhang, dọn bàn thờ tương tự nam giới.
  • Trước khi tỉa chân nhang, người thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, trang phục gọn gàng, trang nghiêm và phải rửa tay thật sạch.
  • Trong quá trình dọn dẹp, luôn có lòng thành tâm, tôn kính với ông bà tổ tiên và thần linh.
  • Không đặt cát vào bát hương.
  • Không đặt bát hương ở vị trí khập khiễng để tránh bị nghiêng đổ
  • Các đồ dùng để tỉa chân nhang nên là đồ mới và sạch. Không dùng dụng cụ dơ, bẩn để dọn bàn thờ
  • Cẩn thận, tránh làm rơi vỡ đồ cúng.
  • Tránh xê dịch ngai thờ, bài vị hoặc bát hương trong quá trình lau dọn.
  • Lau chùi bát hương và bàn thờ sau khi rút chân hương. Sử dụng nước thơm hoặc nước sạch để lau chùi bàn thờ sau khi đã tỉa chân nhang.

Dọn chân nhang cuối năm là một phong tục truyền thống của người Việt Nam. Đây là một việc làm cần thiết để giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ, gọn gàng và trang nghiêm. Đồng thời, việc dọn chân nhang cũng thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Phổ Nghi Hương hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho gia chủ.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục