Cách tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, Ông Địa chuẩn nhất

Việc tỉa và rút chân nhang trên bàn thờ Thần Tài không chỉ đơn thuần là việc dọn dẹp mà là việc nên làm để giữ cho bàn thờ được trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh. Thời điểm tốt để thực hiện là vào 23 tháng Chạp, rằm tháng 7 và ngày vía thần tài. Hướng dẫn cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài, Ông Địa đúng cách nhất bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thắp hương xin và đọc văn khấn.

Tuy nhiên, để thực hiện rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa tốt nhất, bạn cũng nên lưu ý một số điều để không mạo phạm đến các vị thần, tránh gây xui xẻo. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Phổ Nghi Hương để biết thêm chi tiết nhé!

cách tỉa chân hương bàn thờ ông địa
Hướng dẫn cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài, Ông Địa

1. Nên tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa ngày nào?

Thời điểm thích hợp để tỉa, rút chân nhang bàn thờ Thần Tài như rằm tháng 7 hay ngày vía Thần Tài, nhưng 23 tháng Chạp được xem là thời điểm vàng lý tưởng nhất. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày ông Công ông Táo về trời, tạo điều kiện thuận lợi cho gia chủ thực hiện nghi thức tỉa chân nhang mà không sợ làm phiền đến các vị thần.

Việc tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn là một cách để gia chủ chuẩn bị đón năm mới với không gian thờ cúng sạch sẽ, trang nghiêm, thu hút tài lộc và may mắn.

hướng dẫn tỉa chân nhang bàn thờ ông địa
Theo quan niệm của người Việt, thời điểm tốt nhất để rút chân nhang là sau 23 tháng chạp

2. Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa tránh hao tán tài lộc

2.1 Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi tiến hành lau dọn, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết sau đây:

  • 1 thau nước sạch
  • 1 chiếc thìa sạch
  • 2 chiếc khăn mềm
  • Một tấm vải hoặc tờ báo
  • Rượu gừng mới hoặc rượu trắng (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát rồi hòa vào rượu và ngâm trong 7 ngày, 7 đêm)
  • Nước hoa (không bắt buộc
  • Nến.
  • Hương thắp.
  • Hoa tươi, hoa quả, bánh kẹo
  • Nước ngọt, bia,…

Lưu ý rằng, tất cả dụng cụ dọn dẹp trên nên dùng đồ mới hoặc đồ dùng chuyên vệ sinh bàn thờ Thần Tài, Ông Địa.

hướng dẫn rút chân nhang bàn thờ ông địa

2.2 Các bước rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Dưới đây là các bước rút chân nhang (tỉa chân nhang) bát hương Thần Tài Ông Địa cơ bản được nhiều gia đình Việt áp dụng nhất:

  • Bước 1: Thắp một nén hương, thành tâm khấn vái xin phép Thần Tài – Ông Địa cho phép được rút chân nhang, đồng thời xin được phù hộ độ trì cho gia đình.
  • Bước 2: : Rửa sạch tay bằng nước gừng hoặc rượu gừng. Trải một tờ báo hoặc tấm vải gần chân nhang. Rút chầm chậm từng chân nhang để lên tờ báo, gia chủ cũng nên cẩn thẩm để tro không rơi rớt ra ngoài.
  • Bước 3: Rút cho đến khi bát hương còn lại số lẻ. Số lượng chân nhang còn lại nên là số lẻ (3, 5, 7 hoặc 9) tùy ý gia chủ. Cuối cùng là gói chân nhang đã rút để ở nơi sạch sẽ, rồi chờ đi hóa.
  • Bước 4: gia chủ chuẩn bị một chiếc khăn sạch, tẩm rượu gừng và có thể thêm một chút nước hoa để tăng thêm phần trang trọng. Một tay giữ chặt bát hương để cố định, tay còn lại dùng khăn lau sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài bát hương.
  • Bước 5: Sau khi đem chân đi hóa tro. Gia chủ đem thả ở nơi sông suối sạch sẽ hoặc chôn bên cạnh gốc cây. Lưu ý, tuyệt đối không đem thả ở những nơi ô uế, không thanh tịnh.
hướng dẫn rút tỉa chân nhang bàn thờ ông địa
Một số dụng cụ cần chuẩn bị để tiến hành rút chân nhang bàn thờ Thần Tài, Ông Địa.

Bằng cách thực hiện đúng và đủ các bước trên, gia chủ đã hoàn thành nghi thức rút chân nhang bàn thờ Thần Tài – Ông Địa một cách trọn vẹn, thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự bình an, tài lộc cho gia đình.

2.3 Văn khấn xin phép rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Trước khi tiến hành rút chân nhang, gia chủ cần phải thực hiện khấn vái để xin phép thần linh. Khi xin phép, gia chủ đọc bài khấn theo truyền thống, quan niệm riêng của gia đình. Hoặc có thể đọc theo bài mẫu như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư phật 10 Phương

Con xin tấu lạy Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ tên là: ………………………………………………………………………………………………………….

Cư ngụ tại địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay ngày … tháng … năm tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu

toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.

Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

2.4. Văn khấn sau khi rút chân nhang bát hương bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Sau khi đã hoàn tất việc lau chọn, rút chân nhang và sắp xếp mọi vật trở về vị trí cũ, gia chủ tiến hành thắp nhang để thỉnh Ông Địa, Thần Tài trở về. Thủ tục này nhằm để báo cáo việc rút tỉa chân nhang đã hoàn tất.

Gia chủ thắp 9 nén hương và thực hiện bài khấn như sau:

“Con lạy 9 phương trời

Con lạy 10 phương đất

Con kính lạy chư Phật 10 phương

Con kính lạy 10 phương chư Phật

Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.

Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.

Tín chủ tên là ………………………………………………………………………………………………………….

Cư ngụ tại địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời gian khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.

Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.

Năm cũ lộc tài con xin tạ

Năm mới lộc mới con mong cầu.

Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con đc an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.

Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi

Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.

Tâm trần con có

Lễ trần con dâng

Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.

Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.

Con Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Xem thêm: Tổng hợp các bài văn khấn lau dọn bàn thờ Thổ công chi tiết

3. Rút chân nhang bàn thờ Thần Tài, Ông Địa cần lưu ý gì?

Dưới đây là những điều cần lưu tâm khi thực hiện nghi thức tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, Ông Địa để đảm bảo sự tôn kính và hiệu quả:

  • Gia chủ tự thực hiện: Trái với quan niệm thông thường, việc tỉa chân nhang nên do chính gia chủ thực hiện để thể hiện lòng thành kính và sự gắn kết với các vị thần linh.

  • Trang phục và thái độ người thực hiện: Người thực hiện cần phải sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm và giữ tâm thế thành kính, tập trung trong suốt quá trình.

  • Vị trí bát hương: Tuyệt đối không di chuyển bát hương trong quá trình tỉa chân nhang.

  • Bàn thờ phụ: Nên chuẩn bị một chiếc bàn rộng rãi, có độ cao phù hợp, phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ để đặt tạm thời các vật phẩm thờ cúng trong quá trình tỉa chân nhang.

  • Lau chùi đồ thờ: Không lau trực tiếp đồ thờ cúng trên bàn thờ chính, mà nên hạ xuống và lau trên bàn thờ phụ đã chuẩn bị.

  • Vàng mã và tiền xu: Đặt thêm vàng mã hoặc tiền xu lên bàn thờ để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong tài lộc.

Xem thêm chi tiết cách dọn bàn thờ đón Tết đúng cách

Bài viết trên đây đã được Phổ Nghi Hương hướng dẫn cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài, Ông Địa đúng chuẩn và chi tiết nhất cũng như những lưu ý quan trọng cho gia chủ thực hiện trong quá trình rút tỉa bát hương do dân gian truyền lại. Quý gia chủ đọc có thể tham khảo nhưng cũng đừng đặt nặng vấn đề làm ảnh hưởng đến tinh thần tín ngưỡng của mình nhé.

Thông tin liên hệ Phổ Nghi Hương - Thương hiệu nhang sạch Việt Nam
Pho Nghi Huong

PHỔ NGHI HƯƠNG

Phổ Nghi Hương được thành lập vào 2023 và phát triển thương hiệu trở thành một trong những thương hiệu nhang sạch hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 300.000 gia đình tin dùng và 185 đại lý trên toàn quốc. Phổ Nghi Hương đã dành 9 năm để tìm hiểu nghiên cứu về nguyên liệu làm nhang, quy trình sản xuất nhang sạch, cách dùng nhang cũng như kiến thức về thờ cúng và văn hóa tín ngưỡng

Chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi để tạo ra những sản phẩm nhang sạch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Mục lục